TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Vertical Menu

Chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý bệnh viện năm 2016

Mục tiêu chung: Đào tạo chuyên gia có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, thực tiễn, hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý bệnh viện, góp phần xây dựng và thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bệnh viện và ngành y  tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Phân tích được nguyên lý của khoa học quản lý, khoa học hành vi và văn hóa tổ chức trong xây dựng và phát triển tổ chức.
  2. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược, chính sách, tổ chức điều hành hiệu quả và hiệu suất các hoạt động quản lý bệnh viện.
  3. Chủ trì nghiên cứu, hướng dẫn và tư vấn khoa học trong lĩnh vực quản lý bệnh viện và tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  4. Vận dụng các kỹ năng lãnh đạo và quản lý trong điều hành lĩnh vực quản lý bệnh viện và tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  1. Hiểu biết các nguyên lý của khoa học hành vi và văn hóa tổ chức trong xây dựng và phát triển tổ chức.
  2. Thể hiện sự tôn trọng và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia trong quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện nhiệm vụ
  3. Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược, chính sách, các hoạt động quản lý bệnh viện
  4. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tham gia giảng dạy đại học và sau đại học chuyên ngành QLBV
  5. Thực hiên, hướng dẫn và tư vấn nghiên cứu khoa học về QLBV
  6. Vận dụng các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

 

Thời gian đào tạo là 3 năm tập trung với người có bằng ThS và 4 năm tập trung với người có bằng tốt nghiệp Đại học.

  • Điều kiện về văn bằng:
    1. Tốt nghiệp ĐH hoặc ThS ngành đúng và ngành gần (Quản lý bệnh viện, Quản trị bệnh viện, quản trị sức khỏe, y tế công cộng, khoa học sức khỏe, kinh tế y tế, y tế công cộng).
    2. Người chưa có bằng ThS phải có bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính qui loại Khá trở lên
    3. Người có bằng tốt nghiệp các ngành ĐH hoặc ThS ngành khác (tất cả các ngành còn lại) phải có chứng chỉ chương trình bổ túc kiến thức chuyên ngành QLBV[1]
  • Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng dự kiến đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.
  • Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:
    • Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
    • Năng lực hoạt động chuyên môn;
    • Phương pháp làm việc;
    • Khả năng nghiên cứu;
    • Khả năng làm việc theo nhóm;
    • Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
    • Triển vọng phát triển về chuyên môn;
    • Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
  • Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án theo qui chế đào tạo Tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Ngành đúng [3]: quản lý bệnh viện và quản trị bệnh viện
  • Ngành gần: (quản trị sức khỏe, y tế công cộng, khoa học sức khỏe, kinh tế y tế, y tế công cộng).
  1. Vận dụng các nguyên lý của khoa học hành vi và văn hóa tổ chức trong xây dựng và phát triển  tổ chức.
  2. Chủ trì trong xây dựng kế hoạch chiến lược, tổ chức và điều hành các hoạt động quản lý bệnh viện
  3. Chủ trì xây dựng và điều hành thực hiện được các chính sách cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và các chương trình dự án liên quan tại bệnh viện.
  4. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tham gia giảng dạy đại học và sau đại học chuyên ngành QLBV
  5. Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học viên cao học, nhân viên bệnh viện NCKH về QLBV
  6. Vận dụng được các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong triển khai hiệu quả các công việc.
  7. Thể hiện sự tôn trọng và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia trong quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện nhiệm vụ.

1) Các học phần bổ sung;

2) Các học phần thuộc chương trình tiến sĩ và chuyên đề tiến sĩ;

3) Nghiên cứu khoa học và Luận án Tiến sĩ.

 

7.1. Các học phần bổ sung

7.1.1. Đối với NCS chưa có bằng ThS:

Học toàn bộ các học phần lý thuyết của chương trình ThS Quản lý bệnh viện:

 

STT

MÔN HỌC

Mã môn học

Số TC

Môn bắt buộc

Môn chung

6

1

Triết học

PHIL60

4

2

Tiếng Anh

ENGL60

2

Môn cơ sở và chuyên ngành

 

3

Dịch tễ học

EPID60

2

4

Thống kê y tế

BIOS60

3

5

Nguyên lý quản lý và quản lý bệnh viện

MANA63

2

6

Quản lý Nguồn nhân lực

HRMD60

2

7

Quản lý Kinh tế và Tài chính bệnh viện

ECON63

3

8

Quản lý Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng bệnh viện

FACI63

2

9

PPNC định lượng

RESE60

2

10

PPNC định tính

QUAL60

2

Môn tự chọn

Tổng môn tự chọn (học viên chọn tối thiểu 15 TC)

15

1

Trình bày và truy cập thông tin

ENDN60

3

2

Pháp luật Y tế và y đức

LAWM63

2

3

Quản lý chất lượng bệnh viện

MANQ63

2

4

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

REHA60

2

5

Sức khỏe nghề nghiệp

OCCU60

2

6

Truyền thông chính sách y tế

POCO60

2

7

Phòng chống thảm họa trong bệnh viện

EMER63

2

8

Quản lý dự án

PROJ60

3

 

9

Giáo dục, nâng cao sức khỏe tại BV

PROM63

2

10

Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe

INFO60

2

 

11

Marketing bệnh viện

MARK63

2

12

Chính sách y tế

POLI60

2

13

Phòng chống chấn thương

INJU60

2

14

Quản lý dược bệnh viện

PHAM63

2

 

 

TỔNG CỘNG

 

39

(Chi tiết đề cương các học phần bổ sung tại phụ lục 1)

 

7.1.2. Đối với NCS có bằng ThS thuộc ngành gần và ngành khác của QLBV:

Học các học phần thuộc chuyên ngành của Quản lý Bệnh viện và phương pháp nghiên cứu (Dựa trên bảng điểm Thạc sĩ của NCS để ra quyết định các học phần bổ sung mà NCS cần hoàn thành)

TT

MÔN HỌC

Mã môn học

Số TC

  1.  

Dịch tễ học

EPID60

2

  1.  

Thống kê y tế

BIOS60

3

  1.  

Nguyên lý quản lý và quản lý bệnh viện

MANA63

2

  1.  

Quản lý Nguồn nhân lực

HRMD60

2

  1.  

Quản lý Kinh tế và Tài chính bệnh viện

ECON63

3

  1.  

Quản lý Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng bệnh viện

FACI63

2

  1.  

PPNC định lượng

RESE60

2

  1.  

PPNC định tính

QUAL60

2

  1.  

Trình bày và truy cập thông tin

ENDN60

3

 

TỔNG CỘNG

 

21

 

7.1.3. Đối với NCS có bằng ThS QLBV:

Không phải học học phần bổ sung

7.2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

7.2.1. Các học phần ở trình độ tiến sĩ

STT

MÔN HỌC

Số TC

 

Các môn bắt buộc

 

  1.  

Lãnh đạo & Quản lý

3

  1.  

Hành vi và văn hóa tổ chức

3

  1.  

Kinh tế và Tài chính y tế

3

 

Các môn tự chọn (học viên chọn tối thiểu 1 học phần)

 

  1.  

Dịch tễ thống kê nâng cao

3

  1.  

Phương pháp nghiên cứu kết hợp

3

  1.  

Phương pháp nghiên cứu định tính nâng cao

3

(Chi tiết đề cương các học phần tiến sĩ xem tại phụ lục 2)

 

7.2.2. Chuyên đề tiến sĩ (3 tín chỉ/1 chuyên đề):

  • Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 2 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề 3 tín chỉ.
    • Chuyên đề 1: Phát triển và thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu hoặc tương đương
    • Chuyên đề 2: Kết quả điều tra ban đầu của đề tài luận án; hoặc báo cáo quá trình triển khai các hoạt động can thiệp tại thực địa; hoặc kết quả thử nghiệm giải pháp can thiệp...
  • Độ dài mỗi chuyên đề khoảng 20-25 trang.

7.2.3. Bài tiểu luận tổng quan (3 tín chỉ)

  • NCS cần tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.
  • Độ dài của tiểu luận tổng quan khoảng 20-25 trang.

(Chi tiết mẫu viết chuyên đề và tiểu luận tổng quan tại phụ lục 3)

7.3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

  • Luận án Tiến sĩ phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm với kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án với chứng minh được bằng những tư liệu mới. Chính vì vậy luận án tiến sĩ phải đặt ra giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu có giá trị và tính mới; nghiên cứu sinh phải chứng minh giả thuyết và trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để có bằng chứng khoa học chứng minh giả thuyết về giải pháp mới, nghiên cứu sinh phải thử nghiệm các giả thuyết/giải pháp và đánh giá kết quả/hiệu quả của giải pháp.
  • Chủ đề của luận án thuộc lĩnh vực điều hành, quản trị, chính sách trong các lĩnh vực khác nhau như nhân lực, trang thiết bị, tài chính, thông tin y tế, môi trường, chăm sóc người bệnh… tại bệnh viện/ các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

(Chi tiết mẫu viết đề cương và luận văn  tại phụ lục 4)

 

 

 

 

Nội dung

NCS chưa có bằng ThS

 

(4 năm)

NCS có bằng ThS ngành đúng và ngành gần

(3 năm)

NCS có bằng ThS thuộc các ngành khác

(3 năm)

CHUẨN HÓA ĐẦU VÀO

Bổ sung kiến thức chuyên ngành quản lý

  • Quản lý Dịch vụ Y tế (3 tính chỉ)
  • Tổ chức Quản lý Y tế (3 tín chỉ)

Không phải học

  • Quản lý Dịch vụ Y tế (3 tính chỉ)

Tổ chức Quản lý Y tế (3 tín chỉ)

 

 

 

 

 

 

NĂM THỨ NHẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các học phần bổ sung của chương trình ThS

Tất cả các môn học của chương trình ThS QLBV

(học cùng lớp CH QLBV hàng năm)

(39 tín chỉ)

  • Đối với ThS có ngành gần: Xét bảng điểm ThS để yêu cầu học đủ các môn bắt buộc và môn chuyên ngành của chương trình ThS QLBV
  • Đối với ThS Ngành đúng: không phải học
  • Dịch tễ
  • Thống kê
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng
  • Phương pháp nghiên cứu định tính
  • Nguyên lý Quản lý
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Quản lý kinh tế và Tài chính bệnh viện
  • Quản lý Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
  • Trình bày và truy cập thông tin

(21 tín chỉ)

Các  học phần tiến sĩ

  • Môn bắt buộc:
    • Lãnh đạo & Quản lý
    • Hành vi và văn hóa tổ chức
    • Kinh tế và Tài chính Y tế

 (9 tín chỉ)

  • Môn tự chọn: chọn tối thiểu 1 trong 3 học phần:
    • Dịch tễ - Thống kê nâng cao
    • Phương pháp nghiên cứu kết hợp
    • Phương pháp nghiên cứu định tính nâng cao

 

Nghiên cứu khoa học

 

-

Bảo vệ đề cương chi tiết

Hội đồng đạo đức

Bảo vệ đề cương chi tiết

Hội đồng đạo đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NĂM THỨ HAI

Các môn học bổ sung và bắt buộc

Học tiếp các môn học bổ sung và bắt buộc (nếu còn)

 

 

Học tiếp các môn học bổ sung và bắt buộc (nếu còn)

Nghiên cứu khoa học

Bảo vệ đề cương chi tiết

Hội đồng đạo đức

 

 

Triển khai nghiên cứu tại thực địa

Triển khai nghiên cứu tại thực địa

Triển khai nghiên cứu tại thực địa

Tiểu luận tổng quan:

Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước

Tiểu luận tổng quan

Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước

Tiểu luận tổng quan

Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước

 

Chuyên đề 1: Phát triển và thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu hoặc tương đương

Chuyên đề 1: Phát triển và thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu hoặc tương đương

 

 

 

 

NĂM THỨ BA

 

 

 

 

 

 

Nghiên cứu khoa học

Triển khai nghiên cứu

Triển khai nghiên cứu

Triển khai nghiên cứu

Chuyên đề 1: Phát triển và thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu hoặc tương đương

 

 

Chuyên đề 2: Kết quả điều tra ban đầu của đề tài luận án; hoặc báo cáo quá trình triển khai các hoạt động can thiệp tại thực địa; hoặc kết quả thử nghiệm giải pháp can thiệp...

 

Chuyên đề 2: Kết quả điều tra ban đầu của đề tài luận án; hoặc báo cáo quá trình triển khai các hoạt động can thiệp tại thực địa; hoặc kết quả thử nghiệm giải pháp can thiệp...

Chuyên đề 2: Kết quả điều tra ban đầu của đề tài luận án; hoặc báo cáo quá trình triển khai các hoạt động can thiệp tại thực địa; hoặc kết quả thử nghiệm giải pháp can thiệp...

Bảo vệ cơ sở

Bảo vệ cơ sở

Bảo vệ cơ sở

Phản biện độc lập

Phản biện độc lập

Bảo vệ cấp Trường

Bảo vệ cấp Trường

NĂM THỨ TƯ

Nghiên cứu khoa học

Phản biện độc lập

 

 

Bảo vệ cấp Trường

 

 

 

 

[1] Chương trình bổ túc kiến thức chuyên ngành bao gồm 2 môn: 1)Tổ chức Quản lý hệ thống Y tế và 2) Quản lý dịch vụ y tế (mỗi môn 3 tín chỉ)

[2] Do Thủ trưởng cơ sở Đào tạo quyết định

[3] Theo Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày ngày  15  tháng  2  năm  2012.