TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Vertical Menu

Chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I Y tế công cộng năm 2016

MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG NĂM 2016

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 940  /QĐ-YTCC ngày 29 /7/2016)

PHẦN A: Thông tin về chương trình và đơn vị cấp bằng

  1. Tên chương trình: Chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I Y tế công cộng
  2. Trường/đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Y tế công cộng
  3. Cơ sở tổ chức giảng dạy: Trường Đại học Y tế công cộng
  4. Tổ chức kiểm định chất lượng chương trình: Chương trình đào tạo được Bộ Y tế thẩm định.
  5. Tên gọi của văn bằng: Chuyên khoa cấp I Y tế công cộng
  6. Chuyên ngành: Y tế công cộng
  7. Tiêu chí tuyển sinh/các yêu cầu đầu vào:
  • Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khoa học sức khỏe: Y, Dược, Y tế công cộng, Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, xét nghiệm y học.
  • Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành không thuộc khối khoa học sức khỏe phải có chứng chỉ Bổ túc kiến thức chuyên ngành Y tế công cộng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
  • Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế.

-     Tuổi đời không quá 45 đối với nữ và 50 đối với nam.

-     Có đủ sức khoẻ để học tập.

Môn thi tuyển:

-     Môn cơ bản: Toán thống kê

-     Môn chuyên ngành: Tổ chức quản lý y tế

 

  1. Mô tả môn học và kế hoạch học tập:

TT

Môn học

Mã môn học

Số TC

Học kỳ

I

Các môn bắt buộc

23

 
 

Triết học: Cung cấp các kiến thức cơ bản về triết học nói chung và chủ nghĩa Mác trong nghiên cứu y tế công cộng và phân tích các vấn đề xã hội.

PHIL60

4

1

 

Tiếng anh: Cung cấp các kiến thức và 4 kỹ năng thực hành (nghe, nói, đọc, viết) về tiếng Anh thông dụng (như các chủ đề về gia đình, công việc, sở thích...). Đọc hiểu tài liệu về các chủ đề y tế thông dụng và y tế công cộng.

ENGL60

2

1

 

Tin học: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng các phần mềm như Word, Excel, PowerPoint, Epi-Info và sử dụng Internet, Email.

INFO61

3

1

 

Dịch tễ học: Mô tả đặc điểm cơ bản và ứng dụng của DTH mô tả và DTH phân tích, các phương pháp nghiên cứu DTH; xác định được sai số, nhiễu và phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số; mô tả được hệ thống giám sát DTH.

EPID60

2

1

 

Thống kê y tế: Cung cấp các kiến thức cơ bản về thống kê y tế, áp dụng các phương pháp thống kê trong thu thập, trình bày và phân tích và phiên giải số liệu trong nghiên cứu y tế công cộng. Cung cấp kỹ năng sử dụng các phần mềm thống kê trong phân tích số liệu.

BIOS60

3

1

 

Quản lý y tế: Mô tả các nội dung về Kế hoạch chiến lược Y tế và tầm nhìn đến năm 2020. Mô tả hệ thống tổ chức y tế, các chức năng và nội dung quản lý, phân tích các bước của chu trình lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch cho chương trình/dự án, xây dựng kế hoạch theo dõi, giám sát chương trình, dự án.

MANA60

3

1

 

Giáo dục và nâng cao sức khoẻ: Cung cấp khái niệm cơ bản về giáo dục và nâng cao sức khoẻ; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ; các cách tiếp cận để nâng cao sức khoẻ và mô hình thay đổi hành vi; các phương pháp và kỹ năng truyền thông, giáo dục; thiết kế chương trình/ dự án nâng cao sức khoẻ.

PROM60

2

1

 

Sức khoẻ môi trường: Giải thích các khái niệm cơ bản về sức khoẻ môi trường và phương pháp đánh giá sức khoẻ môi trường; xác định các vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới; Mô tả bệnh tật liên quan đến môi trường và phân tích sức giữa sự phát triển kinh tế và các vấn đề môi trường.

ENVI60

2

2

 

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khái niệm về đánh giá vấn đề sức khoẻ tại một cộng đồng và những ứng dụng của nó; mô tả, tính toán và phiên giải các chỉ số sức khoẻ khác nhau bằng cách sử dụng số liệu thứ cấp; so sánh cách tiếp cận nghiên cứu định tính và định lượng; xác định một chủ đề nghiên cứu phù hợp, viết mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng công cụ nghiên cứu, phát triển kế hoạch thu thập, quản lý và phân tích số liệu; thể hiện kỹ năng viết và trình bày thông qua phát triển và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

RESE60

2

2

II

Các môn tự chọn: Lựa chọn tối thiểu 15 tín chỉ

 

15

 
 

Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em: Áp dụng những kỹ thuật về dịch tễ học để xác đinh những vấn đề sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em trên thế giới và Việt Nam; đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; cung cấp và phân tích những nội dung của chương trình BVSKBMTE và KHHGĐ; phân tích một vấn đề SKBMTE cụa thể và phát triển một kế hoạch triển khai, theo dõi đánh giá chương trình.

MACH60

3

2

 

Quản lý nguồn nhân lực: là một trong những thách thức đối với các nhà quản lý hiện nay. Với mục đích giúp sinh viên sẵn sàng đương đầu với thách thức này trong bối cảnh chung của một tổ chức, khóa học sẽ cung cấp một cách hệ thống các kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân lực, bao gồm các khái niệm, các chức năng của quản lý nhân lực và các phương thức nhằm lập kế hoạch phát triển nhân lực cho một tổ chức, sử dụng hiệu quả nhân lực, đánh giá năng lực, động viên, khen thưởng và phát triển nguồn nhân lực.

HRMD60

3

2

 

Dân số và phát triển: Cung cấp các vấn đề cơ bản về dân số trên toàn cầu và những yếu tố chính tác động đến khuynh hướng phát triển dân số; phân tích những điểm mạnh và yếu của nguồn số liệu dân số; áp dụng những phương pháp dân số học cơ bản và các chỉ số về dân số học, mối liên quan giữa dân số và phát triển. Cung cấp những vấn đề chính về dân số Việt Nam dựa trên các số liệu và chính sách dân số.

POPU60

3

2

 

Dinh dưỡng/VSATTP: Các vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm hiện nay ở Việt Nam, một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng (nhân trắc học, khẩu phần ăn) và phương pháp phát hiện, xử trí ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng.

NUTR60

3

2

 

Phục hồi chức năng: Chiến lược quốc gia về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ); tầm quan trọng và nhiệm vụ của PHCNDVCĐ; những nguyên nhân gây nên tàn tật và áp dụng những biện pháp phòng ngừa thích hợp; xây dựng kế hoạch theo dõi và giám sát chương trình PHCNDVCĐ.

REHA60

3

2

 

Quản lý dự án: Môn học này giải thích các khái niệm chung về quản lý dự án, mô tả và các bước trong qui trình thiết kế dự án như xây dựng mô hình và các phương pháp triển khai dự án, nội dung thẩm định dự án, tổ chức nhân lực thực hiện dự án, lập kế hoạch tài chính dự án, các công việc cần thiết để viết báo cáo và đóng dự án…

PROJ60

3

2

 

Sức khỏe nghề nghiệp: Cung cấp các khái niệm cơ bản về an toàn nghề nghiêp, áp dụng nguyên tắc quản lý nguy cơ để bảo vệ người lao động khỏi những mối nguy hại tại nơi làm việc; phát triển những phương pháp kiểm soát nhằm hạn chế hoặc giảm nguy cơ đối với người lao động ở những ngành nghề khác nhau ; phát triển những chương trình quản lý và nâng cao sức khoẻ nghề nghiệp.

OCCU60

3

2

 

Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe: Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về Hệ thống thông tin Y tế, các công cụ, phương pháp, số liệu và các nguồn thông tin giúp cho việc sử dụng thông tin hiệu quả cũng như hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch dựa trên bằng chứng. Đây là một môn học cần thiết trong chương trình cử nhân y tế công cộng, môn học sẽ giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin y tế, tầm quan trọng của thông tin y tế cho việc ra quyết định và hoạch định chính sách trong hệ thống y tế.

INFO60

3

2

 

Truyền thông chính sách y tế: Môn học này nhằm giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng về truyền thông các kết quả nghiên cứu tới các bên liên quan nhằm góp phần vào quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng.

POCO60

3

2

 

Chính sách y tế: Cung cấp một số nội dung cơ bản ứng dụng trong chính sách y tế. Phân tích vai trò của Chính phủ, các nhóm lợi ích, các tổ chức quốc tế và đối tác của y tế tư và công trong phát triển và triển khai chính sách y tế. Viết bản chính sách về một vấn đề sức khoẻ ưu tiên.

POLI60

3

2

 

Kinh tế y tế: Môn học này nhằm giải thích một số khái niệm cơ bản trong kinh tế, sử dụng đánh giá kinh tế trong giải quyể các vấn đề y tế; mô tả các khía cạnh khác nhau của kinh tế trong kế hoạch y tế.

ECON60

3

2

 

Phòng chống chấn thương: Môn học cung cấp cho các sinh viên các kiến thức, kỹ năng rất cần thiết cho các hoạt động phòng chống chấn thương. Môn học này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về dịch tễ học chấn thương, các phương pháp nghiên cứu, đánh giá chấn thương cũng như các phương pháp xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống chấn thương. Môn học được thiết kế dựa trên các kiến thức cập nhật trên thế giới lồng ghép với các số liệu, hoạt động thực tế. Phương pháp giảng dạy chủ động kết hợp lý thuyết, thực hành và các bài tập tình huống thực tế ở Việt Nam.

INJU60

3

2

 

Phòng chống HIV/AIDS: Môn học giúp sinh viên trình bày được những nét khái quát về dịch tễ học dịch HIV/AIDS, mô tả được hệ thống tổ chức về phòng chống và kiểm soát HIV/AIDS tại Việt Nam và trình bày được kế hoạch chiến lược và các phương pháp triển khai các hoạt động can thiệp chính trong chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

HIVA60

3

2

 

Tiếp thị xã hội: Giới thiệu về tiếp thị xã hội; Nghiên cứu ban đầu làm cơ sở thực hiện chương trình tiếp thị; Hỗn hợp tiếp thị xã hội và Lập kế hoạch và triển khai chương trình tiếp thị. Môn học sẽ được tiến hành theo phương pháp dạy học tích cực với hoạt động thuyết trình của giảng viên lồng ghép thích hợp các hoạt động của sinh viên như: thảo luận chung, thảo luận nhóm dựa vào tình huống, làm bài tập theo nhóm (xuyên suốt quá trình học), trình bày theo nhóm sản phẩm tiếp thị và chương trình xúc tiến tiếp thị xã hội (hoạt động theo nhóm tại lớp và tự nghiên cứu chiếm hơn 50% thời lượng môn học).

MARK60

3

2

 

Quản lý y tế công cộng trong thảm họa: Môn học sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý thảm họa nhằm nâng cao năng lực quản lý thảm họa của cán bộ y tế, góp phần giảm thiểu tác hại do thảm họa gây ra, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng của thảm họa và của nhân dân nói chung.

EMER60

3

2

III

Tốt nghiệp

 

22

 
 

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp: Sau khi kết thúc học kì II, học viên bắt đầu chọn và đăng ký đề tài, hình thức và mục tiêu đề tài dựa trên hướng dẫn của giảng viên. Báo cáo được hoàn thành trong thời gian 4 tháng.

FIEL612

20

3

 

Thi lý thuyết tổng hợp: Bao gồm 2 nội dung: Sức khỏe môi trường và Quản lý Y tế, hình thức thi tự luận.

THES612

2

3

 

Tổng cộng tổi thiểu 60 tín chỉ

60

 
  1. Thời gian đào tạo: Tối thiểu 18 tháng, tối đa 36 tháng kể từ ngày trúng tuyển
  2.  Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt:
  • Có hệ thống thư viện hiện đại, với nhiều đầu sách và nhiều nguồn số liệu có thể tiếp cận online.
  • Có hệ thống wifi miễn phí dành cho sinh viên truy cập internet phục vụ tra cứu tài liệu học tập
  • Có hệ thống ký túc xá dành cho học viên đến từ các tỉnh khác.
  • Có không gian vui chơi, thể thao trong khuôn viên nhà trường.

PHẦN B: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH VÀ MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Mục tiêu chương trình

Mục tiêu chung: Đào tạo cán bộ y tế có kiến thức chuyên sâu và năng lực thực hành về y tế công cộng để tham gia giải quyết những vấn đề y tế công cộng của địa phương và cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Phát hiện, phân tích và lựa chọn được những vẫn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng.
  2. Lập kế hoạch, tổ chức và điều hành được các hoạt động y tế công cộng và quản lý nhà nước về y tế.
  3. Giám sát, đánh giá được các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
  4. Thiết kế và thực hiện được các cuộc điều tra, nghiên cứu khoa học theo các chương trình y tế quốc gia và nhu cầu nghiên cứu của địa phương và đơn vị.
  5. Vận dụng được đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới hoạt động và tổ chức của ngành y tế, phù hợp với những thay đổi của điều kiện kinh tế-xã hội.
  6. Tham mưu được cho các cấp chính quyền về các vấn đề trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.

2. Chuẩn đầu ra:

  1. Tóm tắt những kiến thức cốt lõi của y tế công cộng, bao gồm thống kê-dịch tễ nâng cao, sức khoẻ môi trường, khoa học hành vi, quản lý y tế và chính sách y tế.
  2. Phân tích các cấu phần cơ bản của hệ thống y tế Việt Nam.
  3. Tôn trọng ý kiến của cộng đồng và các bên liên quan trong phát hiện và giải quyết các vấn đề sức khỏe.
  4. Xây dựng và triển khai kế hoạch để giải quyết vấn đề y tế công cộng tại địa phương.
  5. Tổng hợp và chuyển tải các bằng chứng khoa học về y tế công cộng một cách hiệu quả tới các bên liên quan.
  6. Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách y tế để giải quyết vấn đề sức khỏe theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
  7. Vận động cộng đồng và các bên liên quan tham gia một cách chủ động vào giải quyết các vấn đề sức khỏe dựa trên tiếp cận đa ngành.
  8. Áp dụng hiệu quả các kỹ năng mềm (giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm …) trong thực hiện công việc.
  9. Chứng tỏ khả năng tự học cũng như khuyến khích, tạo ảnh hưởng tới đồng nghiệp trong học tập và phát triển chuyên môn liên tục.

PHẦN C: Cấu trúc chương trình

  1. Cấu trúc của chương trình: chương trình đào tạo (CTĐT) được thiết kế với 60 TC, bao gồm các nhóm môn học sau:
  • Nhóm các môn chung (9 TC-15%): bao gồm triết học hướng cho người học khả năng tư duy độc lập, lập luận một cách logic có khả năng tư duy phản biện và tiếng Anh giúp cho người học có khả năng tiếp cận với kiến thức khoa học cập nhật và hiện đại trên thế giới.
  • Nhóm các môn cơ sở (7 TC-11,7%): giúp cho người học có kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học thường được ứng dụng trong nghiên cứu YTCC bao gồm: Dịch tễ học,      thống kê, phương pháp nghiên cứu định lượng.
  • Nhóm các môn chuyên ngành:
    1. Các học phần bắt buộc (7 TC-11,7%), nhóm học phần này giúp cho người học có kiến thức và kỹ năng theo các nhóm năng lực cốt lõi của Y tế công cộng (bao gồm: quản lý và chính sách y tế, sức khỏe môi trường, giáo dục và nâng cao sức khỏe.
    2. Các học phần tự chọn bao gồm các học phần liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của YTCC (15 tín chỉ - 15,0%) như PC HIV/AIDS, Phục hồi chức năng, Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm,v.v. Các học phần này giúp người học có kiến thức và kỹ năng toàn diện theo các năng lực cốt lõi của YTCC.
  • Báo cáo chuyên đề và thi lý thuyết tổng hợp (22 TC bắt buộc-36,7%) giúp người học được thực hành toàn bộ các kiến thức và kỹ năng được học để hoàn thành chuyên đề tổng quan tài liệu về một vấn đề y tế công cộng hoặc chuyên đề phân tích giải quyết một vấn đề y tế công cộng thực tế tại địa phương.

PHẦN D: Quy định về đánh giá

  1. Quy định về kiểm tra đánh giá
  1. Thang điểm đánh giá:

Thang điểm 10 được sử dụng cho các điểm thành phần của một học phần (điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi cuối kỳ, …) và được làm tròn đến 1 chữ số thập phân.

  1. Đánh giá kết quả học tập:

     Việc đánh giá kết quả học tập (số lượng các điểm thành phần, phương thức đánh giá cho từng loại điểm thành phần (đánh giá quá trình, chuyên cần và thi hết học phần,...) được quy định trong đề cương chi tiết môn học. Điểm thành phần là các cột điểm thuộc một trong số các dạng đánh giá sau:

  • Đánh giá các học phần:
  • Các điểm đánh giá quá trình: điểm đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên khi kết thúc 1 tín chỉ của học phần;
  • Điểm chuyên cần: Mức độ đi học đầy đủ, tích cực tham gia của sinh viên trong các nội dung hoạt động trên lớp của học phần;
  • Điểm đánh giá hết học phần: điểm đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên khi kết thúc học phần.
  • Điểm tổng kết học phần là trung bình có trọng số của các điểm thành phần. Học phần được xem là đạt nếu sinh viên có điểm tổng kết 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
    • Thi tốt nghiệp bao gồm: Thi lý thuyết tổng hợp và báo cáo chuyên đề tốt nghiệp. Mỗi học phần này được xem là đạt nếu sinh viên có điểm tổng kết 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
  1. Điều kiện tốt nghiệp:
    • Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chư­ơng trình đào tạo (Hoàn thành đủ tối thiểu 60 TC, bao gồm thi tốt nghiệp)
    • Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong chuyên đề tốt nghiệp.